3/08/2024

ÓC PHẢN BIỆN



(Bài hay, kỹ năng mà người lãnh đạo nào cũng cần)


Những đứa trẻ từ bé học giỏi, ngoan hiền, vở sạch chữ đẹp, sợ thầy sợ cô,..khi ra đời không thể kiếm được tiền nhiều. Thống kê cho thấy vậy. Nên bên Singapore, lớp 12 họ có hướng nghiệp cho các học sinh cấp 3 chọn nghề. Nếu bạn nào ngoan ngoãn thì hem nên chọn ngành kinh tế vì khó có thể bứt phá, có thành tựu. 


Ngoan trong tiếng Anh là obedient, tức vâng lời. Khen em bé này ngoan lắm, học sinh này ngoan lắm, chồng em ngoan lắm, bạn gái em ngoan lắm....tức biết vâng lời bố mẹ, thầy cô, vợ, bạn. Không có ý kiến khác do đầu óc kém, hoặc có mà không dám nói do sợ, ngại. 


Mà bố mẹ hay thầy cô hay vợ hay chồng hay sếp nói có đúng không, thì chưa chắc. Một đứa trẻ từ nhỏ ngoan đến lúc lớn, ra đời sẽ dễ dẫn đến tình trạng ngu hiếu, ngu trung (hiếu với cha mẹ mù quáng, trung thành với sếp hay lãnh đạo mù quáng, nói gì cũng nghe, cha mẹ kêu học ngành gì học ngành đó, xin việc gì, bố trí việc gì cũng ngoan ngoãn đi làm. Chỗ làm thì sếp nói gì cũng nghe, bắt ký giấy tờ cho sếp rút ruột như ở ngân hàng gì vừa rồi cũng làm, dẫn đến lao lý). 


Do tính thụ động hình thành trong quá trình học tập, cộng tính hiền lành ngại va chạm, không xông xáo, não cũng không có động nhiều....nên họ chỉ có thể làm nhân viên văn phòng máy lạnh, ngồi ôm máy tính cả ngày, kêu gì làm nấy, ví dụ nhân viên chứng từ hay đánh máy. 


Thương trường là chiến trường. Làm quản lý, làm lãnh đạo, làm kinh doanh...., cần có tính cách khác biệt, cá tính, dữ dội, quyết đoán nhưng phải có triết học sâu, tinh tế lãng mạn, có sense hài hước nhưng phải thực tế để có thể kiếm tiền. Nếu không, chỉ là một người vui vẻ đơn thuần, tốn thời gian để mua vui cho người khác. 


100 người, may ra có 1.


Một chàng trai cô gái ngoan hiền vâng lời cha mẹ, vâng lời thầy cô, sợ mất lòng người khác, hay sợ ma và sợ chớt, sợ thử cái mới lạ....thì dù học giỏi cách mấy đi nữa thì vẫn là người bất tài. Dù dễ thương, dễ mến nhưng chớ nên trọng dụng giao việc lớn. 


Có vị doanh nhân nổi tiếng nọ từng nói: kinh điển trong cách nhìn người của châu Âu lẫn châu Á, biết nhận ra hạt giống lãnh đạo để bồi dưỡng làm quản lý cho doanh nghiệp của mình sau này, tố chất đầu tiên là óc phản biện (critical thinking), chỉ tin vào sự thực khách quan, thành tựu. Không tin vào bằng cấp, tuổi tác, địa vị, danh vọng, tiền bạc....của người khác. Họ là ai đi chăng nữa, chứng minh là đúng đi, tôi sẽ tin. Có tự mình mở doanh nghiệp rồi làm cho nó lớn đi, nói về khởi nghiệp mới đúng. Còn lại là tưởng tượng, đọc sách...mà nói thì thôi, cười khẩy cho vui chứ họ biết gì mà nói. 


Giảng viên ĐH kinh tế, chưa ra đời làm ngày nào thì chỉ nên dạy lý thuyết kinh tế học. Dạy quản trị kinh doanh mà chưa đi làm doanh nghiệp bao giờ thì toàn nói tầm phào. Sinh viên không nên tin vào những câu chuyện hay nhận định nhận xét hay lời khuyên của họ vì không có đúng. Mấy ông xưa vô quản lý mấy tập đoàn, giờ về hưu muốn được xã hội nhớ tên mình bèn đăng đàn nói nhăng nói cuội chứ có phải tự tay họ gầy dựng doanh nghiệp đó đâu mà nghe theo. Còn tiếp...

-KevinNguyen-

0 comments:

Đăng nhận xét