• Chào bạn!

    ”Cảm ơn bạn ghé thăm Blog của mình. Chúc bạn một ngày mới Vui Vẻ và Hạnh Phúc nhé!”. Mọi thông tin liên hệ bạn có thể click vào ảnh bên để ghé sang facebook cá nhân của mình nhé >>>

  • Eatyh Green House

    Nhà Xanh Eatyh - Eatyh Green House là một khu đất 2 sào được mình cùng gia đình cải tạo mới mong muốn biến nó thành một mô hình vườn rừng, một ngôi nhà xanh cho muôn loài, cũng như để thỏa sở thích sống hòa với thiên nhiên của gia đình mình. Các bạn click vào ảnh để xem thông tin chi tiết nhé >>>

  • Eatyh Green Products

    Với mong muốn đem lại những sản phẩm sạch, chất lượng đảm bảo từ khu vườn của mình cùng những sản phẩm của vùng quê DakLak thân thương nơi mình sinh sống. Các bạn có thể ghé qua Page để tham khảo xem có gì thú vị phù hợp với bản thân các bạn không nhé. Chúc bạn tìm được nhiều sản phẩm thú vị >>>

Chào bạn! Chúc bạn một ngày thật nhiều niềm vui! Blog này là nơi mình lưu những bài viết mình thấy hữu ích trên mạng để dành đọc lại. Thank you!

5/18/2024

DẶN DÒ VỀ CÁCH LÀM MARKETING CHO DOANH NGHIỆP NHỎ


 Dặn dò về vấn đề marketing cho DN khởi nghiệp nhỏ. 

Hàng tiêu dùng là phải đốt tiền cho marketing, đầu tư là cho 5, 10, 20 năm sau, phải có ấn tượng vô tiềm thức người tiêu dùng. Mình ngân sách eo hẹp thì cũng phải trích cỡ 500 triệu-1 tỷ cho 1 quý để hoạt động mới được, thường các DN trên thế giới họ hay trích cỡ 10% doanh thu quý trước cho hoạt động mkt của quý sau. Không nên ầu ơ sử dụng mạng XH miễn phí nữa. Có nhiêu bài đó chơi miết thì rất nhàm, không đẩy lên được. Rồi từ từ lụn bại, biến mất. Trong lịch sủ kinh doanh trên thế giới, 99% DN nhỏ biến mất sau 50 năm, chỉ còn 1% DN lớn lên & to đùng ngã ngửa, là do người sáng lập có đầu óc lớn. 

Người phụ trách marketing của doanh nghiệp KHÔNG cần các kỹ năng làm clip, viết content, chụp hình... Cái này là các kỹ năng của nhân viên của các agency (công ty marketing chuyên nghiệp), mình đến gặp và đưa ý tưởng, trả tiền là họ làm hết. Còn việc tuyển người vừa làm được các công cụ này, vừa hoạch định được chính sách marketing, vừa đưa ra ý tưởng mới, vừa quản lý phát triển thương hiệu,....thì sẽ tuyển không ra đâu. Vì hiếm ai vừa có kỹ năng làm thợ lại có kỹ năng làm thầy như thế. Dịch vụ marketing, nên thuê ngoài, NGƯỜI TRONG PHÒNG MARKETING CỦA CÔNG TY CHỈ LÀ NGƯỜI PHỤ TRÁCH MẢNG MARKETING!

Một số ý trong kế hoạch marketing của các nhãn hiệu hàng tiêu dùng: 

- Thuê đăng bài lên báo, lựa báo chí phù hợp, ví dụ báo cho thanh niên, phụ nữ, người cao tuổi, tạp chí cho giới sành điệu.... Mình cung cấp số liệu thông tin cho họ viết. Báo giấy và báo mạng tuỳ mình chọn. 

- Thuê làm clip quảng cáo, thuê đơn vị chạy. Phát trên các mạng XH vì giờ ai cũng cắm mắt vào ĐT khi rảnh.

- Tài trợ các cuộc thi lớn nhỏ. 

- Làm bảng hiệu, dù che, hộp đèn Neon, quà khuyến mãi...cho các cửa hiệu or siêu thị có bán SP mình.

- Tham dự các hội chợ chuyên ngành trong và ngoài nước để giới thiệu thương hiệu. 

- Tài trợ 1 đội bóng chuyền or bóng đá or bóng rổ hoặc thể thao nào đó...

-....(n cách nữa, người giỏi mới nghĩ ra được thông qua lao động thực tế, vô DN làm cỡ 6 tháng mới thấy. Với các cty mkt, các agency họ có thế mạnh khác nhau, nên làm với 10 cty thì mới tìm đc 1 cty phù hợp)

Hàng ngày việc của người phụ trách mkt trong DN của mình là 

(1) Tìm các công ty marketing, đàm phán và ký HĐ với họ

(2) Theo dõi tiến độ, giải ngân, tham gia hỗ trợ ra các SP media. 

(3) Nghĩ chiêu, cách mới, triển khai ý tưởng đó. 

Đây là công việc của người có trí tuệ cao, thông minh giỏi giang tinh tế vì hàm lượng chất xám, sự sáng tạo trong công việc rất nhiều. Họ cần có thu nhập tốt, ngoài lương ra thì nên chia theo kết quả kinh doanh vào cuối năm. Vì nó có độ trễ, sau 1 năm mới biết kết quả hoạt động mkt là hiệu quả hay không hiệu quả. 

_TNBS_

5/14/2024

NGƯỜI CÓ ĐẦU ÓC KINH TẾ



1. Tui đi Đồng Tháp, cứ vài đoạn lại thấy 1 nhà máy có tên Hùng Cá. Anh tài xế kể, ông Hùng học tới lớp 3 thì nghỉ, sang Campuchia làm thuê, trở về VN, đào cái ao đầu tiên nuôi cá, bây giờ có tới 6 nhà máy chế biến thuỷ sản xuất khẩu, sở hữu luôn ĐH Văn Hiến. Như anh học hành giỏi giang thì em không nói, nhưng ông Hùng làm được là hay á. Tui nói, có người chỉ có đầu óc chữ nghĩa, có người chỉ có đầu óc làm ăn, có người có cả hai. Anh tài xế bảo, thôi anh chỉ em đi, em học tới lớp 8 nghỉ bà nó rồi, coi như đầu óc chữ nghĩa bỏ qua, anh chỉ em làm sao có đầu óc kinh tế đi. 


Đầu óc kinh tế, nói sao ta, đầu tiên là em phải chịu cày. Làm thật ấy, chứ ôm máy tính quánh chứng khoán tiền ảo thì anh không biết. Làm lụng quán xuyến chăm chỉ cần cù, chịu được cực khổ, nắng nóng, giá lạnh, thích nghi cao độ, ăn cái gì cũng được, ngủ ở đâu cũng được. Chịu được áp lực của người khác, người thân lẫn ngoài xã hội, họ khuyên bảo gì thì cũng chỉ ghi nhận và làm theo ý mình, tất nhiên ý mình ở đây là định hướng trong đầu mình về công việc, về con đường đi để có tiền, có thành tựu, có giúp người ("ý mình" ở đây không phải là cái hưởng thụ hay làm biếng, bày gì cũng không làm, cái này thì dân gian gọi là "đã ngu mà còn lì"). 


Người có đầu óc kinh tế phải chịu khó đi bán hàng để nghe thị trường về điều chỉnh sao cho bán được nhiều nhất. Trong quá trình làm việc, họ sẽ có nhiều ý tưởng mới, vừa làm vừa sai vừa sửa. Họ xem việc mất tiền chỉ là học phí để mua kinh nghiệm, mua sự trưởng thành. Mất rồi gỡ lại, rồi mất, rồi làm lại. Làm kinh tế là chấp nhận kiểu chơi vậy. Làm kinh tế không có chuyện đời đời bền vững. Thực ra, chẳng có gì là vĩnh viễn cả đâu, mặt trời vài tỷ năm nữa cũng sẽ tắt. 


Người có đầu óc kinh tế, họ mê cơ hội chứ không mê tiền, có tiền là họ ném ra mua cơ hội hết chứ không cất giữ. Mình sẽ thấy họ bận rộn triển khai hết cái này tới cái khác. 


Anh tài xế nghe xong thì nói "thua, em sợ mất, với nghe người này người kia nói là em rối. Sau này hết tuổi lái xe, anh bày gì cho vợ chồng em buôn bán lặt vặt kiếm sống qua ngày là được". Tui OK, nói giờ em phải lái xe cho tốt, cứ phang vô ổ ga, đau lưng quá là ngày mai anh đuổi việc à. Ảnh cười hí hí, lúc đó mới tập trung lái xe. 


2. Sáng qua tui đi cà phê với Q, 1990, ở Quảng Trị, học xong ĐH ở Sài Gòn, xin việc VP mãi không được nên chạy Grab. Sau Q chán nên đi xuất khẩu lao động ở Nhật. Hết hạn Q về, đùng đùng mở 1 doanh nghiệp giữa làng quê dù chưa biết làm gì. Ba mẹ lo lắng. Hàng xóm nói ra nói vào. Q nói kệ họ, chuyện mình mình làm, hơi đâu quan tâm. Cứ sáng sáng, Q ngồi uống cà phê xong nghĩ làm cái gì cho hết ngày đây. Rồi Q chạy xe vòng vèo quanh làng quanh xã quanh huyện, tìm được thế mạnh của vùng là tinh dầu tràm, tinh dầu quế, sả....Q bắt đầu đóng chai và ghi tên thương hiệu, bắt đầu rao bán, chạy đi bỏ mối nắng ăn da đen thui như than. Lèo tèo vài đơn 1 tuần rồi vài đơn 1 ngày. Q dám chi mạnh bạo nên bán ầm ầm, tối nào cũng lai trên tíc tốc. Q nói mấy người bán tinh dầu khác keo kiệt ky bo (dưới danh nghĩa tiết kiệm), không dám chi tiền để chạy QC, suốt ngày rao trên mấy nền tảng miễn phí, được nhiêu thì được. Đầu óc tiểu thương nhỏ xíu, doanh số lèo tèo, lặt vặt nhức đầu. Em chịu chơi nên khác biệt, đi sau mà doanh thu gấp trăm lần họ. 


Tôi tui vô thấy chục bạn trẻ đứng cầm mấy chai dầu nói giọng Quảng Trị, chột đi chột đi nghe dễ thương lắm! Người ta đặt ào ào, tui cũng chột để đầy nhà. Có vốn, Q bắt đầu mua lại các lò chưng cất tinh dầu, mua được xe tải, mua được 1 miếng đất lớn để làm nhà máy đóng chai. Q đi thi hết cuộc thi này tới cuộc thi khác để đánh tiếng, và tìm ý tưởng mới. Tuyển nhân viên liên tục, người theo về càng ngày càng đông. 


*Các bạn thấy mình có tư chất của ông Hùng Cá hay bạn Q Quảng Trị thì nhắn lại để tui chỉ đường về quê mần lớn, giúp đỡ nhiều người. Còn không có thì cũng nhào vô phụ đẩy những người có đầu óc kinh tế như ông Hùng hay anh Q lên, bằng cách làm đại lý hay nhân viên hay cộng tác viên hoặc mua hàng của họ. Góp sức góp trí góp tiền cho người ta giàu, mình cũng sẽ hưởng được một ít, xã hội mình cũng hưởng được một ít.


Nhớ nha. Thấy ai làm được thì tìm cách đẩy người ta lên. 


** Nhờ bạn nào rảnh, tóm tắt ý của bài trên rồi đăng ở còm để dễ nhớ bài.

Các mẫu câu bắt chuyện với người nước ngoài

 


Mẫu câu chào hỏi

STTTiếng AnhTiếng Việt
1Hello, nice to meet you!Xin chào, rất vui được gặp bạn.
2Good morning/afternoon/evening, nice to meet you!Chào buổi sáng/buổi chiều/buổi tối, rất vui được gặp bạn.
3Excuse me, can you speak English?Xin lỗi, bạn nói tiếng Anh được không?
4Hello! How are you?Chào bạn! Bạn khỏe không?
5Hi there! How’s it going?Chào bạn! Có gì mới không?
6Hey! What’s up?Chào bạn! Có chuyện gì mới không?
7Hi there! How’s your day going?Chào bạn! Ngày của bạn thế nào rồi?
  1. Mẫu câu hỏi thông tin cơ bản:

Dưới đây là những câu hỏi đơn giản và thông dụng nhất để các bạn có được thông tin cơ bản về một người nào đó trong lần đầu nói chuyện:

STTTiếng AnhTiếng Việt
1What is your name?Tên bạn là gì?
2Where are you from? / Where do you come from?Bạn từ đâu đến? / Bạn đến từ đâu?
3Where do you live?Bạn sống ở đâu?
4What do you do?Bạn làm nghề gì?
5What do you like doing in your free time?Bạn thích làm gì vào thời gian rảnh rỗi?
6What are your hobbies?Sở thích của bạn là gì?
7What do you do for a living?Bạn làm nghề gì?
8How long have you been in [current location]?Bạn ở [địa điểm hiện tại] đã bao lâu?
9Are you here for work or leisure?Bạn đến đây làm việc hay du lịch?
10Do you have any siblings?Bạn có anh chị em không?

3. Mẫu câu duy trì cuộc hội thoại:

Bạn đã làm quen xong, nhưng lại không biết nói gì tiếp theo? Những mẫu câu dưới đây sẽ gợi ý cho bạn một số chủ đề dễ nói chuyện để duy trì cuộc hội thoại nhé:

STTTiếng AnhTiếng Việt
1How long have you been in Vietnam?Bạn đến Việt Nam lâu chưa?
2Are you on your holiday or business?Bạn đang đi du lịch hay công tác?
3How many places have you visited in Vietnam?Bạn đã đến những địa danh nào ở Việt Nam?
4How many countries have you been to? / Have you travelled to many countries?Bạn du lịch tới bao nhiêu nước rồi? / Bạn đã đi qua nhiều nước chưa?
5Do you travel alone or with your friends?Bạn đi một mình hay đi cùng bạn bè?
6How do you feel about the weather in Vietnam?Bạn cảm thấy thời tiết ở Việt Nam như thế nào?
7What is the season in your country now?Hiện tại đang là mùa gì ở nước bạn?
8What is your favourite season?Bạn yêu thích mùa nào?
9Have you tried Vietnamese food? Is it delicious?Bạn đã thử thức ăn Việt chưa? Thấy có ngon không?
10What do you think about Vietnam and Vietnamese people?Bạn có suy nghĩ gì về Việt Nam và con người Việt Nam?
11What about traffic here?Vậy còn giao thông ở đây thì sao?
12Do you like travelling?Bạn có thích đi du lịch không?
13Do you like listening to music?Bạn có thích nghe nhạc không?
14What kind of music do you usually listen to?Bạn thường nghe loại nhạc gì?
15Do you do exercises in the morning?Bạn có tập thể dục vào buổi sáng không?
16Do you like sports?Bạn có thích thể thao không?
17What’s your favorite thing about this place so far?Điều bạn thích nhất ở đây là gì đến thời điểm này?
18Have you tried any local food yet?Bạn đã thử một số món ăn địa phương chưa?
19Do you enjoy exploring new places?Bạn có thích khám phá những địa điểm mới không?
20Are there any interesting customs or traditions in your home country that you’d like to share?Có những phong tục hay truyền thống thú vị nào ở quê hương bạn muốn chia sẻ không?
21Have you made any new friends since you arrived?Bạn đã kết thêm bạn mới từ khi đến chưa?
22Is there a particular place you’re excited to visit while you’re here?Có địa điểm nào đặc biệt mà bạn mong đợi đến thăm không?

23How do you usually spend your free time?Bạn thường dành thời gian rảnh rỗi như thế nào?

4. Mẫu câu khen ngợi, tạo thiện cảm

Trong giao tiếp, các lời đáp lại luôn cần thiết để người đối diện cảm thấy bạn vẫn đang “in conversation” và lắng nghe những gì họ chia sẻ. Một số cách đáp lại khéo léo và thân thiện:

STTTiếng AnhTiếng Việt
1Your name is very niceTên bạn thật đẹp
2Your country is very wonderfulĐất nước của bạn thật tuyệt vời!
3You are very friendlyBạn rất thân thiện
4I really admire your [specific trait or skill]Tôi thực sự ngưỡng mộ [đặc điểm hoặc kỹ năng cụ thể] của bạn.
5You have such a positive energyBạn có một năng lượng tích cực quá.
6I’m impressed by your [specific accomplishment].Tôi ấn tượng với [thành tựu cụ thể] của bạn.
7Your perspective on [topic] is really interesting.Quan điểm của bạn về [chủ đề] thực sự thú vị.
8You seem to have a great sense of [style/humor/etc.].Bạn dường như có gu [phong cách/giọng hài/etc.] tuyệt vời.
9It’s obvious you’ve put a lot of effort into [something they’ve done].Rõ ràng bạn đã bỏ nhiều công sức vào [điều gì đó mà họ đã làm].
10I appreciate your openness to new experiences.Tôi đánh giá cao sự mở lòng của bạn với những trải nghiệm mới.
11Your passion for [interest or cause] is inspiring.Niềm đam mê của bạn đối với [sở thích hoặc nguyên tắc] rất đầy cảm hứng.
12You have a great way of making people feel comfortable.Bạn có cách tuyệt vời để làm cho mọi người cảm thấy thoải mái.
13Well, it was great talking to you.Thật tuyệt khi nói chuyện với bạn.

5. Tìm những điểm, sở thích giống nhau giữa bản thân và người đó

Khi giao tiếp, tìm những điểm chung và sở thích giống nhau giữa bản thân và người đó có thể sẽ là một chủ đề thú vị để duy trì để cuộc trò chuyện. Một số mẫu câu để hỏi về sở thích như sau:

STTTiếng AnhTiếng Việt
1I am also interested in travelling.Tôi cũng thích đi du lịch.
2I’m really into sports, particularly soccer. Are you a sports fan too? Which sport do you like the most?Tôi rất thích thể thao, đặc biệt là bóng đá. Bạn cũng yêu thích thể thao phải không? Thể thao bạn thích nhất là gì?
3I love watching movies, especially action and adventure films. What genres do you prefer?Tôi rất thích xem phim, đặc biệt là phim hành động và phiêu lưu. Còn bạn thì thích thể loại phim nào?
4I heard you’re into fitness. Me too! I like going to the gym and trying out different workouts.Tôi nghe nói bạn thích thể thao. Tôi cũng vậy! Tôi thích đến phòng tập và thử các bài tập khác nhau.
5I’ve been getting into cooking lately. How about you? Do you enjoy experimenting with new recipes?Gần đây, tôi thích nấu ăn. Còn bạn thì sao? Bạn có thích thử những công thức nấu ăn mới không?
6I really enjoy [activity/hobby], how about you?Tôi thực sự thích [hoạt động/sở thích], còn bạn thì sao?
7One of my favorite things to do is [activity]. What about you?Một trong những điều tôi thích làm nhất là [hoạt động]. Bạn thích gì?
8I’m a big fan of [genre of music/movies]. Are you into that too?Tôi là fan hâm mộ của [thể loại nhạc/phim]. Bạn có thích không?
9Reading is one of my favorite pastimes. Do you have a favorite book?Đọc sách là một trong những sở thích yêu thích của tôi. Bạn có cuốn sách yêu thích không?
10I love spending time outdoors, especially [specific outdoor activity]. Do you like that too?Tôi thích dành thời gian ngoài trời, đặc biệt là [hoạt động ngoại ô cụ thể]. Bạn cũng thích không?
11Trying new foods is something I really enjoy. Have you tried any interesting dishes lately?Thử đồ ăn mới là điều mà tôi thực sự thích. Bạn có thử bất kỳ món ăn thú vị nào gần đây không?
12I’m passionate about [specific cause or interest]. What about you?Tôi đam mê về [một nguyên tắc cụ thể hoặc sở thích]. Còn bạn?

6. Mẫu câu chào tạm biệt

Khi chào tạm biệt đối phương, hãy để lại những ấn tượng tốt đẹp qua những mẫu câu sau: 

STTTiếng AnhTiếng Việt
1I have to leave now.Mình phải rời đi bây giờ rồi.
2Before I leave, can I take a photo with you?Trước khi rời đi, mình có thể chụp ảnh với bạn không?
3I want to send this picture to you and I also want to keep in touch with you. Do you have Facebook or email? What is your Facebook?Mình muốn gửi ảnh và giữ liên lạc với bạn. Bạn có dùng Facebook hay email không? Facebook của bạn là gì?
4It’s very nice to talk to you.Mình rất vui khi nói chuyện với bạn.
5Thank you so much.Cảm ơn bạn rất nhiều.
6Have a nice day.Chúc bạn một ngày vui vẻ!
7I am very happy to meet you.Mình rất vui khi được gặp bạn.
8Good luck!Chúc bạn may mắn!
9Take care.Hãy bảo trọng!

Mẹo 1: Bắt đầu bằng một câu hỏi đơn giản mà ai cũng phải trả lời.

Khi bắt chuyện với người lạ bình thường, dùng tiếng Việt thôi đã ối người ngại rồi, chứ đừng nói tới việc bắt chuyện với người nước ngoài. Thực ra cái ngại ở đây chính là do nỗi sợ bị từ chối. Vì thế, mà bạn cần tìm ra những câu hỏi mà sau khi hỏi xong, sẽ không ai nỡ lòng từ chối bạn cả. Một trong những câu hỏi đơn giản nhất, hiệu quả nhất, mà bạn có thể dùng để bắt chuyện với người nước ngoài, thậm chí cả… người Việt Nam. Đó là một câu hỏi:

“Excuse me, can you speak English?”

(Xin lỗi, bạn nói tiếng Anh được không?)

Bạn có thể nghĩ tới một vài câu hỏi Yes/No question khác như “Hello, can we talk?” hay “Hi, do you want to talk with me?” nhưng hầu hết những câu hỏi này đều không an toàn. Đơn giản là vì họ chưa biết bạn là ai mà đã muốn nói chuyện, nên khả năng từ chối rất cao. Còn câu hỏi thần thánh bên trên thì rất hiệu quả, tại sao?

Nếu họ nói “Yes”, hoặc “A little bit” thì bạn có thể tiếp tục trò chuyện. Còn nếu họ say “No” hoặc lắc đầu thì bạn nói “Thank You” và đi tiếp thôi. Đừng ngại, vì bạn sẽ chẳng bao giờ gặp lại họ nữa, và do họ không biết tiếng Anh nên cũng chẳng phải là đối tượng có thể giúp ích cho bạn.

Do vậy lần tới khi thấy người nước ngoài, hãy nhớ cách bắt chuyện đơn giản nhất đó là bạn nhìn họ, mỉm cười một cái. Và khi thấy họ cười lại, hãy tiến tới và hỏi, “Excuse me, can you speak English?”

Mẹo nhỏ: Nếu bạn chưa tự tin lắm thì có thể rủ một người bạn có cùng mong muốn và đi theo cặp. Bạn sẽ không chỉ tự tin hơn vì có thể hỗ trợ lẫn nhau khi bí ý tưởng, mà đi hai người sẽ giống một câu lạc bộ tiếng Anh hơn là bạn đi một mình. Hơn nữa, nếu không có tây nào để bắt chuyện, thì hai người có thể tự tập nói tiếng Anh với nhau, và có khi Tây sẽ tự tới bắt chuyện với bạn!

Mẹo 2: Giới thiệu nhanh và nói rõ mục đích tốt đẹp của bạn ngay từ đầu

Khi một người tiếp cận bạn mà hỏi rằng bạn có biết tiếng Anh không, theo phản xạ bạn sẽ làm gì? Nếu biết tiếng Anh, thì đây là cơ hội để bạn “thể hiện”, còn nếu không biết thì sẽ mất cơ hội. Vậy nên hầu hết mọi người sẽ trả lời “Yes”, hoặc là một câu hỏi khác như “What’s for?” (để làm gì).

Câu hỏi “What’s for?” đó họ có thể không nói, nhưng kiểu gì cũng sẽ xuất hiện trong đầu họ. Vì khi một người lạ tiếp cận bạn, chắc chắn bạn sẽ dè chừng nếu không rõ ý định của họ đúng không? Vì thế ở bước này, bạn cần giới thiệu thật nhanh, và nói rõ mục đích tốt đẹp của bạn càng sớm càng tốt.

“Hi, I’m Phuong, from an English Club. Can you help me practice English for one minute?”

(Chào bạn, tôi là Phương, tới từ một CLB tiếng Anh. Bạn có thể giúp tôi luyện nói tiếng Anh 1 phút được không?)

Từ khóa “help” và “one minute” rất quan trọng. Bản năng của con người là luôn muốn giúp đỡ ai đó, và cũng chỉ có 1 phút thôi mà. Do vậy nếu bạn làm đúng kịch bản, và họ không có bận rộn gì lúc đó (nên bạn phải quan sát kỹ), thì 99% họ sẽ đồng ý. Sau đó bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện. 

Nếu bạn lắng nghe chăm chú, bắt từ khóa, và đặt câu hỏi mở thì 1 phút sẽ trở thành 10 phút, thậm chí cả tiếng đồng hồ đấy.

Mẹo 3: Bỏ qua những chủ đề giao tiếp “xưa như trái đất”

Với nhiều người, thế giới chỉ có hai loại: Người Việt Nam và người nước ngoài, nhưng sự thật là có hàng trăm quốc gia khác nhau.

Vì vậy, hãy nói chuyện với người nước ngoài như những người bạn bình thường, đừng xem họ là “đối tượng” để luyện giao tiếp tiếng Anh, đó là lý do tôi luôn phản đối khái niệm “săn tây”.

Nếu là tôi, tôi sẽ phát ngán nếu phải trả lời cùng một câu hỏi hàng trăm lần. Những “chủ đề” nhàm chán ở các lớp Anh Ngữ dạng như “What’s your name?” hay “How long you have been in Việt Nam?”, thậm chí tệ hơn là “what are your hobbies?”, “what do you do?”

Mẹo 4: Nhắc lại câu họ vừa nói

Khi nói chuyện với người nước ngoài, nhắc lại câu họ vừa nói là một trong những cách giúp hiểu rõ hơn nội dung của cuộc trò chuyện và tránh hiểu lầm do sự khác biệt về ngôn ngữ, phong cách diễn đạt hay ngữ cảnh giao tiếp. Điều này cũng giúp thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối tác trò chuyện, bởi vì việc nhắc lại câu họ vừa nói cho thấy bạn đang lắng nghe và muốn hiểu rõ hơn về ý kiến của họ. Ví dụ:

  • I come from Paris. (Tôi đến từ Paris)
  • Paris? It’s very beautiful. I’m so jealous. (Paris sao? Nó thật sự rất đẹp. Tôi cảm thấy ghen tị đấy)

Sau khi nhắc lại câu trả lời, chúng ta có thể hỏi tiếp từ chính thông tin trong câu trả lời đó. Ví dụ như sau: 

  • What do you love most about Paris? (Bạn yêu điều gì nhất ở Paris)
  • I hope to visit paris in the near future (Tôi mong sẽ được đến thăm paris trong  gian tới)

Mẹo 5: Bắt chuyện dựa tình huống giao tiếp thực tế 

Nếu thấy họ đang dẫn chó đi dạo, hãy gợi ý người nước ngoài nói chuyện về pet của họ, sau đó dẫn câu chuyện trôi chảy tự nhiên từ chủ đề này sang chủ đề khác.

Nếu người nước ngoài đội mũ, hãy hỏi “Where did you buy this hat? It’s beautiful.”, có thể bạn sẽ có một cuộc trò chuyện dài về mũ, hoặc một số chủ đề khác sẽ xuất hiện, ví dụ bạn nhận ra cả hai đều thích nhạc Rock, câu cá…

Một lần nữa, tôi muốn nhấn mạnh về nguyên tắc nói chuyện với người nước ngoài: “Không ai muốn cùng một cuộc trò chuyện hết lần này đến lần khác, chỉ vì họ là người nước ngoài. Họ muốn nói chuyện với người quan tâm mình như một người bạn”.

Mẹo 6: Tránh nói chuyện về những chủ đề nhạy cảm

“Where you come from?” là một trong số những câu bạn nên hỏi khi bắt nói chuyện với người khác.

Bạn nên tránh hỏi những câu hỏi riêng tư, nhạy cảm, chủ đề về chính trị hoặc cấm kị đối với văn hóa của họ.

Ví dụ:

Người Thụy Điển không chia sẻ về cuộc sống gia đình, thu nhập và địa vị với người lạ, trừ khi họ thực sự tin tưởng bạn.

Khi nói chuyện với người nước ngoài đến từ Ả Rập, tuyệt đối không nói về chính trị (quốc gia này đang đối mặt với xung đột chính trị) và những điều xui xẻo (bạn sẽ tìm thấy một danh sách dài những thứ mà họ cho là xui xẻo trên internet).

CUỘC CHƠI OEM TRONG KINH DOANH


 

Cùng 1 cái nồi chiên không dầu .bếp từ ....SH/ KGR trước đây bán ở đại lý (ĐMX,HC... ) 3tr500K 


Giá sx OEM như nhau ở TQ tầm 1tr ...  


Trước đây chưa có các sàn TMĐT thì ông nào cũng có phần 


Tuy nhiên khi Sàn được phát triển 


Có 1 bên khác ví dụ GB XYZ,  họ bán cũng sản phẩm chất lượng tương tự 1tr 200K 


Giá trị thương hiệu của SH/KGR không xứng đáng 2tr cộng thêm ( Thực ra các brand này R&D ko nghiên cứu giá trị cộng thêm gì nhiều cả... đi hội chợ hoặc lên alibaba tìm hàng .. ) đẫn đến người tiêu dùng khi có sự lựa chọn khác phù hợp hơn thì họ múc thôi  


Và kể cả TGDD/DMX cũng vậy họ khi không bán đc cái nồi chiên 3tr5 nữa vì giá quá cao dẫn đến họ cũng phải tự xoay xở đi OEM sản phẩm nồi chiên AVA và bán cũng hơn 1tr 


----------------------

Và rồi tiếp theo SH/KGR họ tồn nhiều quá cũng lại lên sàn bán nồi chiên 1 tr 


Thực ra câu chuyện ở đây không phải là các brand, các nhãn không muốn bán với giá 3tr500K và cả hệ thống đều có lời ---> Đơn giản là vì lý thuyết trò chơi 

------------------------------

 Lý thuyết trò chơi 

--------------------------------

Lịch sử của lý thuyết này như sau Hai kẻ bị tình nghi là tội phạm bị cảnh sát bắt. Cảnh sát không có đủ chứng cớ để kết án họ, và đã cách ly họ. Cảnh sát gặp từng người một và làm cùng thoả thuận: nếu một người đổ tội mà người kia im lặng, người im lặng sẽ bị phạt 10 năm tù và người đổ tội sẽ được thả tự do. Nếu cả hai đều im lặng, cảnh sát chỉ phạt được mỗi tù nhân 6 tháng tù vì một tội nhỏ khác. Nếu cả hai đều phản bội, đổ tội cho đối phương, mỗi người sẽ bị phạt 2 năm.


Và kết quả luôn không phải tốt nhất là 2 người im lặng để chỉ phạt 6 tháng mà luôn lại là cả 2 phản bộ để cả 2 cùng tù 2 năm 


Lý thuyết trò chơi được áp dụng đủ mọi level từ Seller nhà bán hàng cho tới các sàn TMĐT >


Các seller cũng đứng giữa lựa chọn như vậy….  Seller A,B,C,D  Bỏ đại lý giảm giá bán thẳng lãi chắc chắn sẽ thấp hơn việc Seller A,B,C,D đồng tâm hiệp lực không bỏ đại lý giữ giá niêm yết mà bán 


Đơn giản là A,B,C,D trong 4 ông chỉ 3 ông cam kết giữ giá mà 1 ông nhẩy sang bán rẻ bỏ đại lý  ( ở đây giả định là giá gốc, chất lượng tương đương) Thì tất nhiên A sẽ Húp được nhiều doanh số của B,C,D 


Rồi thời gian sẽ quyết định B,C,D cũng  như A mà rời bỏ Đại lý 


---------------

Một số case đặc biệt khác ví dụ như bạn nói Apple họ quyết định được họ không cần theo lý thuyết trò chơi, ko cần theo số đông là vì họ có sản phẩm mà không có sự thay thế -> 1 chiếc điện thoài apple có quá nhiều R&D, công nghệ khó thay thế trong đó 


Ko giống như cái nồi chiên ko dầu hay cái quạt , cái bếp từ ...........


Tuy nhiên năm vừa rồi Apple bán trực tiếp trên Shopee khoảng 70.000 Chiếc iphone  trên shop chính hãng của Apple trên Shopee 

Chưa kể Laz, Tiki ..... 


Giá niêm yết thì same same như đại lý tuy nhiên Flash sale khung 0h thêm 1-2 tr rồi Mã riêng của Shopee ( 2 tr , 3tr ) -> Dẫn đến giá rẻ hơn TGDD/FPT tương đối ~ 10-15%  

Thực tế chính mình cũng săn sale được 1 chiếc 14 Plus 512Gb mầu đỏ trên shopee ( Sale rẻ hơn các chuỗi lúc mình tìm kiếm là 3tr ) 


Cái này chắc gọi là nhập gia tùy tục .. vẫn giữ giá cho đại lý nhưng Sàn giảm chả liên quan bán là bán thôi 


Mà FPT cũng mở bán Iphone trên tiktok shop bán 1500 cái thì phải TTS trợ giá 2tr/ chiếc 

-------------------------

Còn câu chuyện Âu Mỹ ko thích giá rẻ ko thích giảm giá thì là vì trước đây họ ko có cơ hội thôi ... Bán lẻ ở Mỹ toang gần 5 năm nay rồi .... mình có ở Mỹ từ 2008-2010 và đi lại mỹ 2019,2022 vài tháng các TTTM các Mall là biểu tượng nước mỹ về bán lẻ cũng đóng cửa rất nhiều.. giảm 20%/ năm  lan rộng khắp nước mỹ  (1) 


Cùng với đó là sự phát triển của Amazon 

Mình cũng là con nghiện mua hàng Amazon nơi có các brand OEM cũng giảm giá kịch sàn và thậm chí Amazon Basic -> Họ cũng ra hàng giá rẻ để cạnh tranh với rất nhiều Brand khác 


Và gần đây là Temu / shein khi bỏ bớt 1 cầu nữa cho giá rẻ hơn cũng phát triển chóng mặt tại Mý 


---------------------

Thực tế trên shopee mình vẫn đang bán các sp giá cao 1,tr 800K ,2tr cho 1 cái đèn bàn học mà các bên khác bán 150K-200K  không phải là mình không giảm giá muốn giữ thương hiệu cái khỉ mốc gì đâu mà là vì giá nhập cũng cao và mình OEM được tại 1 nhà máy họ có công nghệ và bảo hộ thiết kế mà tại VN hiện chưa có đối thủ tương đồng. 


Tóm lại là xu thế theo thì sống mà chống thì phải tìm được sự khác biệt còn ko thì trôi  theo dòng nằm ở dưới sông


--------

Trà Bô - Vũ Minh Trà

5/13/2024

VAI TRÒ CỦA ĐẠP XE VỚI NGƯỜI CHẠY BỘ

 


🚲 VAI TRÒ CỦA ĐẠP XE VỚI NGƯỜI CHẠY BỘ - CHIA SẺ TỪ COACH HÙNG LƯƠNG
"Chạy và đạp xe là hai hoạt động khá gắn bó với nhau. Cả hai đều là hình thức tập luyện tim mạch rất tốt và diễn ra ngoài trời nên không có gì ngạc nhiên khi nhiều vận động viên chạy bộ thỉnh thoảng thích đạp xe và ngược lại.
Nếu bạn đã chạy bộ được một thời gian, bạn sẽ biết rằng tập luyện chéo là một phần thiết yếu trong kế hoạch chạy bộ của bạn. Tập luyện chéo là một phần rất quan trọng trong lịch tập luyện của người chạy bộ. Tập luyện chéo cho phép bạn thoát khỏi chu kỳ chuyển động lặp đi lặp lại thông thường của chạy bộ, sử dụng các nhóm cơ khác nhau và trình tự kích hoạt cơ khác nhau khi bạn đang gặp phải chấn thương, đang muốn bổ sung thêm khối lượng tập luyện ngoài lịch tập chạy và để nâng cao hiệu suất thể thao.
Đạp xe dành cho người chạy bộ là một cách tuyệt vời để tập luyện chéo, đặc biệt nếu bạn cần có một ngày phục hồi tốt sau một chu kỳ tập luyện vất vả sau race hoặc nếu người chạy bị chấn thương. Những vận động viên bị chấn thương không thể chịu được tác động của việc chạy nhưng vẫn cảm thấy đạp xe tốt có thể sử dụng phương pháp này như một công cụ để duy trì thể lực và sức khỏe tim mạch trong khi hồi phục.
Kết hợp đạp xe như một ngày phục hồi trong hoặc sau một chu kỳ tập luyện chăm chỉ có thể được sử dụng như một cách để thư giãn chân và giảm đau nhức đồng thời vẫn mang lại hiệu quả rèn luyện tim mạch tốt.
✅ Đạp xe hỗ trợ phục hồi bằng cách tăng lưu lượng máu đến bắp chân, cơ mông, gân kheo và cơ tứ đầu - tất cả các cơ bạn cần để chạy .
✅ Đạp xe giúp rèn luyện tim mạch ít tác động và sẽ tạo sức bền cho những ai muốn cho khớp của mình được nghỉ ngơi khi va chạm với mặt đường.
✅ Đạp xe giúp thải ra axit lactic , giúp loại bỏ độ cứng và DOMS khỏi cơ bắp của bạn.
Cả nhà có thói quen tốt này thì cùng lên lịch đạp xe với mình nhé!"

5/11/2024

NỔI NÓNG VỚI NGƯỜI NHÀ



Chúng ta thường có xu hướng cau có, nổi giận với người thân trong khi lại dễ chịu hơn với người lạ. Nguyên nhân do đâu? Thử tìm hiểu xem tại sao chúng ta có loại tâm lý này nhé!


Những người thân luôn là người gần gũi, yêu thương ta nhất. Tuy nhiên, có đôi lúc cũng vì sự “ưu ái” này mà chúng ta tự cho mình cái quyền trút giận, áp đặt…, đến cuối cùng làm tổn thương chính những người quan trọng nhất đời. Thử tìm hiểu xem tại sao chúng ta có loại tâm lý này nhé!


NGUYÊN NHÂN 1: ĐỐI VỚI NGƯỜI THÂN TA CÀNG KHÓ NHẪN NẠI

Nếu so với những người thân mà nói thì chúng ta luôn nhẫn nại và khó nổi giận hơn với “người lạ”. Điều này do chúng ta giả thiết rằng “người lạ” là người tất nhiên không hiểu chúng ta, muốn có được sự hiểu biết và phối hợp của “người lạ” thì phải cần rất nhiều giao tiếp, trao đổi. Tuy nhiên đối với những người thân, lòng nhẫn nại của chúng ta rất giới hạn, vì chúng ta cho rằng người thân phải là người hiểu ta nhất, ủng hộ ta nhất.


Thông thường mà nói thì đúng là người càng thân cận sẽ càng hiểu và ủng hộ ta, nhưng mà họ không thể trong mọi chuyện, mọi tình huống đều có thể hiểu chúng ta từng li từng tý được, bản thân chúng ta cũng không thể luôn luôn hiểu và ủng hộ cách nghĩ cũng như nhu cầu của những người thân mà phải không? Mặc dù thực tế là vậy nhưng khi gặp phải chuyện gì không thuận lợi, chúng ta thường sẽ nghĩ: “Người khác không hiểu tôi cũng không sao, tại sao cả anh/em cũng không hiểu tôi chứ? Người khác không biết phối hợp, không biết ủng hộ tôi cũng không sao, tại sao cả anh/em cũng không biết chứ?”. Càng nghĩ chúng ta sẽ càng tức giận. Hiện tượng tâm lý này cũng bắt nguồn từ việc chúng ta kỳ vọng người thân quá cao và có thể chúng ta không ý thức được điều này.


NGUYÊN NHÂN 2: ĐỐI DIỆN VỚI YÊU CẦU VÀ KỲ VỌNG CỦA NGƯỜI THÂN, CHÚNG TA CẢM THẤY ÁP LỰC RẤT LỚN

Nếu so với những người không liên hệ thân thiết thì đối với những yêu cầu và kỳ vọng của người thân, chúng ta sẽ cảm thấy bị áp lực lớn hơn. Đây là do trong lòng chúng ta rất để tâm đến họ, không muốn làm họ buồn. Vì vậy, khi chúng ta ý thức được kỳ vọng của người thân dành cho mình, nếu làm không được chúng ta sẽ sinh ra ý nghĩ khiến họ không vui. Nếu họ không vui, chúng ta cũng sẽ không vui, cứ như là vừa mới bắt đầu thì đã định trước được kết quả vậy. Chúng ta cứ tâm niệm rằng phải nỗ lực hết mình, chỉ được thành công không được thất bại! vậy là nguyên vọng thành công của chúng ta càng trở nên bức thiết hơn, từ đó sinh ra áp lực càng lớn.


Hơn nữa, những áp lực này luôn luôn được tích lũy lâu dài từng chuyện từng chuyện. Tuy nhìn vào mỗi một chuyện thì không chết ai được nhưng một khi giọt nước tràn ly, chúng ta có thể bùng nổ, đây là hiện tượng quá độ khẩn cấp của áp lực. Tuy nhiên những người thân lại cho rằng bạn đang nổi giận vì chuyện trước đây nên họ sẽ càng không hiểu được hành vi của bạn, họ không thể trao đổi với bạn sâu sắc hơn, do đó mà vấn đề không được giải quyết mà còn càng tích càng nặng và chúng ta sẽ bị cuốn trong cái vòng luẩn quẩn của những cơn giận.


NGUYÊN NHÂN 3: CHÚNG TA LUÔN TỒN TẠI TÍNH TỰ PHỤ ĐỐI VỚI NHỮNG NGƯỜI THÂN

Trong gia đình, đặc biệt là giữa những người có quan hệ thân thiết là một môi trường khá an toàn, bao dung. Có những lúc, chúng ta bị uất ức hay áp lực từ bên ngoài, không có cách nào phát tiết ra, đành phải đem về nhà mà trút. Tính tự phụ này cũng giống như đứa con đối diện với mẹ vậy, vốn là một chuyện rất bình thường.


Tuy vậy, điều khiến chúng ta phải lo ngại là loại trút giận này không được thông qua quá trình trao đổi, giao lưu. Khi bị áp lực, chúng ta thường quên đi phải nói thế nào mới phải. Khi trút bực bội với người thân, chúng ta thường dùng những lời lẽ khiêu khích, khuếch đại, u ám, lệch lạc…. Cuối cùng áp lực của chúng ta có thể được giải phóng một mức độ nhất định nhưng người thân lại bị tổn thương. Nếu sự tổn thương này lặp đi lặp lại nhiều lần thì xung đột trong gia đình càng ngày càng kịch liệt. Một bầu không khí gia đình êm đẹp lại bị hủy bởi tính tự phụ của chúng ta.


NGUYÊN NHÂN 4: ĐỐI DIỆN VỚI NGƯỜI THÂN, CÓ LÚC CHÚNG TA SẼ RƠI VÀO TƯ DUY MỘT CHIỀU

Tư duy một chiều chính là trạng thái mà chúng ta không suy nghĩ đến tình huống thực tế thì đã định ra mục tiêu cho mình, bán sống bán chết đi thực hiện nó, không làm được sẽ không nghỉ, khi đó chúng ta đã đem bản thân đẩy vào cửa tử không lối thoát, vừa không hoàn thành được mục tiêu, vừa không thể sống vui vẻ. Tư duy một chiều khiến chúng ta áp đặt cách nghĩ chủ quan lên bản thân hoặc người khác. Kiểu tư duy này luôn đem lại tổn thương cực lớn cho những người thân và cả chúng ta.


PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN:

- Trong quá trình trao đổi, giao tiếp với người thân, hãy chú ý tránh trao đổi theo kiểu tóm lược, cụt ngủn không đầu không đuôi, nếu gặp phải chuyện phiền lòng hãy đem ngọn nguồn kết quả nói ra, cho dù người thân không giúp được bạn đi nữa thì nhìn xa hơn, điều này sẽ khiến mọi người trong nhà tăng thêm hiểu biết lẫn nhau, tâm trạng buồn bực của bạn cũng giải bớt ở một mức độ nhất định.


- Cùng người thân thảo luận kỹ càng về các bước và phương pháp thực hiện mục tiêu, nếu thật sự có thể hãy tiếp nhận kiến nghị của họ và nỗ lực làm. Đồng thời, đem những mục tiêu và nguyện vọng không phù hợp tực tế đưa ra phân tích để được người thân hiểu cho bạn.


- Khi xảy ra xung đột, nếu không thể nghĩ thông suốt rõ ràng ngay tức thời thì hãy tạm dừng lại. Đến những lúc trước khi ngủ, bình tâm suy nghĩ lại xem có phải mình đang rơi vào kiểu tư duy một chiều hay không? Yêu cầu của mình có phải quá chủ quan không? Mình đã suy nghĩ đến cảm nhận của người thân và tình hình thực tế khách quan chưa?


Gia đình là do mỗi một thành viên cùng nhau hết lòng xây dựng và nuôi dưỡng. Vì vậy, đừng để cái tôi cá nhân của mình làm tổn thương những người thân yêu, bạn nhé!


(Nguồn: Abo | Dịch: Tạ Lê Phương)

5/10/2024

LÒNG NGAY THẲNG NHƯ TRE

 Lòng ngay thẳng như tre



1. Xưa mới ra trường, tui làm việc ở một VP nước ngoài. Sáng sớm đến, ai cũng sẽ phải viết to-do list (việc cần làm trong ngày) trên tờ giấy màu vàng, dán trên màn hình máy tính, còn nhờ gì ai thì viết trên tờ giấy màu hồng, dán lên màn hình máy tính của người kia. Cuối tuần, cuối tháng là có một cái báo cáo weekly, monthly. Ai nộp chậm thì lương về chậm. Nhưng mấy cái báo cáo này phải làm rất nhanh, phải 15-30 phút là xong, ai làm chậm hoặc không biết viết báo cáo gì thì bị xem là kém trí tuệ, não kém mới nghĩ chậm viết chậm, không nên lao động trí óc. 


Sếp tui người Nhật, tin tưởng nhân viên rất mực. Họ không kiểm soát thời gian, nhân viên đi ra ngoài thoải mái, nhưng về phải có báo cáo đã gặp ai, bàn gì, vào lúc mấy giờ, có ai tham dự, đề xuất gì. Khi mình không báo cáo thì họ mặc định là nói dối, vì chắc chắn phải đi việc riêng chứ không thể đi gặp khách mà về không báo cáo lại được. Xong họ tìm cách cho nghỉ. 


2. Có lần tui đi gặp khách, nhậu xỉn, về gặp ông sếp trong thang máy, hỏi tui gặp bàn việc thế nào, tui nói trong hôm nay sẽ gửi báo cáo. Sau đó thì vô phòng họp nằm nghỉ chút, ai dè ngủ quên luôn tới 10 giờ đêm mới tỉnh. Đi ra VP thì thấy ông sếp vẫn ngồi, tui hỏi sao ông chưa về thì ông nói "đợi mày, mày nói hôm nay gửi nên tao vẫn chờ". Tui nghe xong tỉnh cả ngủ, vội rửa mặt và ngồi viết. Ổng đọc xong báo cáo của tui thì mới chịu ra xe về. Đồng hồ lúc đó là 11h đêm. 


Bữa sau họp, sếp tui nói mà tui nhớ miết, đại ý vầy. Một khi đã hứa, thì phải giữ lời cho được, không tới mức mổ bụng chết để giữ danh như dũng sĩ Nhật, nhưng phải giữ để tạo giá trị cho mình. Đã hẹn, thì phải làm cho bằng được, không có chờ người khác nhắc nhở hay hỏi lại. Đừng kiếm 1 "cớ" để lấp liếm. Họ thấy 2-3 lần là biết không trung thực, sẽ mời đi chỗ khác, vì không trung thực là bản chất, không thể liên tục xe hỏng, mẹ ốm, con đau,...hay bận việc này việc kia mà quên được. Người không trung thực, không giữ lời hứa thì không thể làm kinh tế. Người lớn PHẢI nói KHÔNG với người trẻ không biết giữ lời, không nên cho họ cơ hội. Vì họ phá nhiều hơn xây. 


Còn người trẻ như tụi mày, đứa nào tự thấy mình không biết giữ lời hứa thì khỏi học hành ĐH thạc sĩ tiến sĩ chi cho tốn tiền tốn thời gian, cũng không cần vẫy vùng mất công mất sức, 100% thất bại. Lời hứa chính là uy tín, không có thì đừng nghĩ chuyện làm ăn. 


3. Hồi tui còn nhỏ, mỗi khi trong xóm có ai đó hứa mà không làm, hứa cho người ta tin rồi nuốt lời thì bà dì tui nói, ôi cái thằng ba xạo, cái con tào lao, lừa phỉnh người ta thì đời tụi nó như con bướm. Tui chưa hiểu thì bà giải thích, thì như con bướm á, bay rồi đậu, đậu rồi bay, đâu có gì chắc chắn. Mà thôi, bướm là từ sâu bọ hoá ra, ai không giữ lời thì cũng có gốc gác là sâu là bọ. Mày bắt chước đám đó thì mày không làm địa chủ và nhà buôn giàu có như ông bà ngoại mày được đâu. Đời con bươm bướm, đẹp thì có đẹp mà ngắn ngủi lắm. 


Tui nằm lòng nên mỗi khi nhìn thấy con sâu con bướm, là lập tức ngẫm và răn mình. Muốn làm doanh nhân, phải chính, trực và liêm. Phải tuyệt đối sạch. Gặp ai cũng ngẩng cao được đầu. Chọn lối sống nào cũng được, miễn người ta mỗi khi nhắc đến tên mình, là tôn trọng, là kính trọng, là thương yêu. Dân gian thì người ta cay đắng hơn khi có câu ca dao:


"Chơi chi mấy đứa miệng mồm. 

Mấy thằng ba xạo, mấy con nuốt lời?".


Còn văn vẻ hơn thì cũng có câu: 


"Nói lời phải giữ lấy lời. 

Đừng như con bướm đậu rồi lại bay".


Còn ngôn tình thì thế này: 


"Khi bạn trung thực chính trực, đến trời đất còn yêu thương bạn huống chi là con người!"


*Ưng câu nào thì học thuộc để ứng dụng, nói với con, với cháu, với nhân viên, với người trẻ. Để dân tộc mình có uy, có tín. Đó là tài sản vô giá về sau.

5/04/2024

XÂY ĐẮP NON CAO

 Xây đắp non cao


1. Cứ sáng mở máy tính, anh M giật thót vì "đơn xin nghỉ việc" của nhân viên có năng lực. Hỏi lý do thì mỗi đứa nói 1 kiểu. Một lần, có 1 bạn trẻ nọ, giỏi và cương trực nói "tại chị Q vợ của anh đấy, công ty mà có vợ chồng kiểm soát như vầy thì sao lớn được". Anh M bẻ lại "em không nghe người ta nói thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn à" thì cậu trai nói "dạ là tát biển thì cạn, nhưng xây non cao thì không", nói xong cậu cúi chào và ra đi. Chị Q ngồi phòng kế toán bên cạnh, vểnh tai nghe, định lao sang chửi "thằng mất dạy" thì "nó đã đi mất", chị chỉ biết chì chiết ông chồng 1 lúc cho đã cơn. Từ đó, chị nói không nhận mấy đứa giỏi vào làm nữa. 


Đó là câu chuyện của mô hình doanh nghiệp hộ gia đình ở châu Á. Ban đầu, hai vợ chồng gầy dựng cơ nghiệp, chồng chạy vòng ngoài - vợ chạy vòng trong; chồng lo sản xuất kinh doanh đối ngoại còn tay hòm chìa khoá kế toán thì do chị vợ nắm giữ. Hai người làm việc một thời gian thì việc nhiều, phải tuyển người vào phụ. Từ từ sẽ có đơn hàng to, họ sẽ mở nhà máy, mở các phòng ban này nọ. Máy móc xịn, văn phòng hiện đại, nhưng không có nhân lực giỏi. Người giỏi họ rất ngại vào làm ở doanh nghiệp kiểu gia đình thậm chí được offer thu nhập cao. Họ ngại sự không minh bạch và hành xử cảm tính. Anh chồng thường sẽ có tư duy thoáng, muốn mở rộng và đánh bắt xa bờ, muốn cổ phần và đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới....nhưng chị vợ, bản năng của phụ nữ thì lại thích an toàn, sợ rủi ro, muốn cơ nghiệp này chỉ là của 2 vợ chồng, sau đó giao lại cho con chứ không muốn người ngoài tham gia. Và cứ thế mâu thuẫn lên cao, anh chồng (nếu đầu óc lớn) thấy bà vợ là cái ngáng đường cho doanh nghiệp mình lên mức tỷ đô và đa quốc gia để có cơ hội kinh bang tế thế thoả chí tang bồng, còn bà vợ thì chỉ muốn dừng cuộc chơi để bảo toàn số điểm, lo sợ ông chồng lấy cớ mở rộng kinh doanh là muốn hất mình ra. Mặc cảm già xấu, ổng sẽ bỏ mình mà lấy con khác, chia gia tài cho gái, xung quanh đầy trường hợp người vợ hy sinh rồi mất tất cả vì chồng nổi hứng phong tình. Thôi thì mình chọn cách sống không tin ai, kể cả vợ chồng cha mẹ anh em con cái. Phòng thủ khôn giữ cho mình, chị vợ nghĩ thế. 


2. Bản chất cơ bản của ý nghĩ này là do họ không tin nhau, sống vậy thôi chứ trong lòng luôn bất an. Trong 1 quan hệ bất kỳ, có sự ghen là do không tin người kia. Hồ sơ xin việc mà thấy "giới tính nữ, trẻ đẹp giỏi" là chị Q loại ngay, sợ lửa gần rơm, phải diệt từ mầm mống. Nếu anh chồng đầu óc thường thường bậc trung, mô hình này Ok, chồng cày vợ cấy ngày qua ngày cũng kiếm được chút đỉnh. Còn nếu anh chồng có tham vọng lớn, đầu óc lớn, sẽ thấy tù túng, trầm cảm vì cái áo quá chật. Hai vợ chồng làm chung, chỉ có 2 cổ đông, người chọn mạo hiểm để phát triển lâu dài, người chọn an toàn để kiếm lãi ngay, 50-50 nên không ai quyết được. Rồi sẽ có 2 phiên toà, 1 phiên toà dân sự ly hôn và 1 phiên toà kinh tế chia tài sản, sau là 2 doanh nghiệp cùng ngành cạnh tranh nhau. Trong lịch sử kinh doanh châu Á mấy trăm năm qua, trường hợp này ở Hongkong, Đài Loan, Thái Lan, Malaysia,...nhiều vô kể, người ta đưa vô thành những case study cho sinh viên kinh tế học. 


3. Hồi còn trẻ, tui có 3 tháng làm ở nhà máy ván ép của 2 vợ chồng nọ. Anh chị nắm hết mọi thứ, nhân viên cứ ngồi chờ anh tới chỉ đạo sản xuất, chị tới duyệt để mua nguyên vật liệu, không có anh chị thì nhân viên không biết làm gì. Anh chị vất vả lắm, sáng sớm cỡ 5h đã dậy để đến nhà máy, ở lại tới khuya lắc mới về. Thấy tui khá tiếng Anh và có kinh nghiệm xuất khẩu nên anh rủ vô làm, anh muốn ra biển lớn, nhưng chị sợ rủi ro, chỉ muốn làm quy mô kinh tế hộ gia đình, sợ lớn thuyền lớn sóng, nếu thua lỗ sẽ mất tất cả. Có lần tui hẹn được 1 đoàn đối tác nước ngoài, mời sang thăm xưởng, anh xác nhận gặp trao đổi. Xong, bữa đó khách tới đông đủ, tui gọi thì ảnh nói "em xin lỗi đối tác, anh quên mất, bữa nay phía nhà vợ có đám giỗ, chị bắt ở nhà phụ, không cho anh lên nhà máy, sáng giờ mắc lột hành lột tỏi, quên cả gọi em. Nói anh em trong xưởng làm nửa buổi rồi nghỉ sớm, mai anh lên thì tăng ca". Tui lúng túng giải thích với mấy ông Tây lý do sếp không tới, mà chữ "đám giỗ" trong tiếng Anh không biết nói sao hết,...

Tnbs

5/03/2024

THÔNG MINH - TRÍ TUỆ

 Thông Minh và Trí Tuệ khác nhau như thế nào?

Khác biệt cảnh giới giữa người Thông Minh và bậc Trí Tuệ

Thông minh là năng lực của con người, còn trí huệ là cảnh giới của tâm hồn. Người thông minh tâm nặng chuyện được mất; người trí tuệ có thể xem nhẹ, xả bỏ.

Người thông minh không dễ để mình bị thiệt; người có thể chịu thiệt là người trí tuệ.

Người thông minh biết bản thân làm được gì, còn người trí tuệ biết bản thân không làm được điều gì.

Người thông minh biết nắm bắt cơ hội, tận dụng thời cơ để “ra tay", còn người trí tuệ biết khi nào nên buông tay. Bởi thế cầm lên được là thông minh, còn bỏ xuống được là trí tuệ.

Người thông minh biết thể hiện thế mạnh của mình, bộc lộ hết tài năng, còn người trí tuệ khiêm nhường, không bộc lộ tài năng, thậm chí vẻ ngoài biểu hiện ra giống như một người khờ khạo.

Người thông minh muốn thay đổi người để người khác làm theo ý mình, còn người trí tuệ thường thuận theo tự nhiên.

Thông minh có được nhiều tri thức hơn, còn trí tuệ khiến người ta có văn hóa. Người tri thức càng nhiều thì càng thông minh, còn văn hóa càng nhiều thì càng trí tuệ.

Thông minh dựa vào tai và mắt, 'tai thính mắt tinh', còn trí tuệ phụ thuộc vào tâm hồn, tức "tuệ do tâm sinh".

Thông minh có thể đem đến tiền tài và quyền lực; trí tuệ có thể đem đến niềm vui.

Người thông minh dễ thành công; người trí tuệ sớm viên mãn.

Thông minh là bản tính trời sinh, còn trí tuệ do tu dưỡng mà thành.

Vì thế, nếu cầu tài thì chỉ cần thông minh là đủ, còn nếu muốn thoát khỏi phiền muộn thì cần có trí tuệ.

----------------------------

Quan điểm của bạn thế nào 😉

4/22/2024

VUA HÙNG ĐẦU TIÊN LÀ AI?

 NHIỀU NGƯỜI ĐANG LẦM TƯỞNG VỊ VUA HÙNG ĐẦU TIÊN LÀ CON TRAI CỦA LẠC LONG QUÂN VÀ ÂU CƠ.



Sự thật thì theo nhiều tài liệu: Kinh Dương Vương (húy Lộc Tục, tức Lục Dục Vương) mới là vua Hùng đầu tiên. Còn Lạc Long Quân là con trai của ngài (húy Sùng Lãm, tức Hùng Hiền Vương) là vị vua Hùng thứ 2.


Còn người con trai của Lạc Long Quân và Âu Cơ là vị vua Hùng thứ 3 mới đúng.




4/19/2024

TIẾP THỊ BẰNG CẢM XÚC



Cảm xúc cũng có quang phổ

Tiếp thị bằng cảm xúc là nỗ lực tiếp thị tập trung sử dụng cảm xúc khách hàng, khiến họ phải chú ý, ghi nhớ, chia sẻ và cuối cùng là mua hàng. Kỹ thuật này đánh vào các loại cảm xúc nhất định như vui vẻ, buồn bã, sợ hãi, tự ti, ngạc nhiên, xấu hổ, từ đó giúp doanh nghiệp điều hướng hành vi người dùng.

Giống như màu sắc, cảm xúc cũng được đặt trên một quang phổ. Nghĩa là cùng một loại cảm xúc nhưng sắc độ khác nhau sẽ dẫn đến cảm xúc khác nhau. “Bánh xe cảm xúc” của Robert Plutchik’s đã minh họa quang phổ cảm xúc dựa trên bảng màu sau đây:

Bánh xe cảm xúc phát triển từ 8 loại cảm xúc cơ bản: Vui, tin tưởng, sợ, ngạc nhiên, buồn, giận, ghê tởm, hy vọng.

Vì vậy khi áp dụng Kỹ thuật tiếp thụ bằng cảm xúc, tùy vào sản phẩm , ngành hàng và tệp người dùng mà doanh nghiệp chỉ chọn tập trung vào một sắc thái cảm xúc nhất định. Không phải một định dang chung chung như là "hạnh phúc" , mà phải thật chi tiết tương ứng với Insight K-hàng và mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp. 

CẢM XÚC VUI VẺ 😊

Đây là một trong những cảm xúc đầu tiên của con người, nhưng cảm xúc này nó lại hơi “tự phát” và có thiên hướng bởi người khác tác động, nó thiên về những suy nghĩ về tương lai và bất ngờ hơn là tự chúng ta tạo ra.

Phân tích insight khách hàng qua 24 cung bậc cảm xúc Trong Content Marketing

– Chúng ta vui khi nghĩ rằng tối nay về sẽ là một buổi tối tuyệt vời và chúng ta sẽ làm các điều abc xyz.

– Chúng ta vui khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta sẽ sớm đạt được một điều gì đó

– Chúng ta vui vì chúng ta đạt được một kết quả nhất định

– Chúng ta vui vì chúng ta được người khác khen

– Chúng ta vui khi nhận được 1 món quà từ người khác.

– v.v….

Đa số chúng ta rất khó để tạo ra một niềm vui cho người khác nếu như chúng ta viết 1 cái content… nhưng đó cũng là một điều hay vì nếu nói về những cái tương lai thì chúng ta có thể viết về cả tấn thứ trên trời dưới đất với hàng vạn ý tưởng sáng tạo.

Trong cảm xúc vui vẻ chia ra làm các cung bậc cảm xúc:

– Tự tin

– Hài lòng

– Mê mẩn

– Vui sướng

Thực sự thì nếu nói về Cung bậc cảm xúc thì chắc có thể có ra hàng trăm loại như hơi hơi tự tin = lạc quan, tự tin, siêu cấp tự tin hoặc tự mãn v.v.. Nhưng mình chỉ muốn kể ra 1 loại chính mà mình đọc 1 bài viết, nó đã cho mình các cảm xúc gì trong những loại cảm xúc trong bài.

Content có thể triển khai :

– Dạng bài đăng chào mừng các thành viên mới của Group Facebook ABC….

– Các bài viết tốt nghiệp, chụp ảnh kỷ yếu (loại này nó còn hoài niệm nữa nha, 1 dạng content có thể có nhiều cảm xúc tùy đối tượng)

– Các dạng bài “khen” vd như khen đội ngũ làm việc tốt, hoàn thành xong các khóa học, thành quả của học viên, …. (các dạng này phù hợp cho trainer)

– Các dạng bài tạo động lực

– Các dạng bài thả thính (ngắm gái đẹp, trai xinh cũng khiến tâm hồn vui vẻ, mê mẩn)

CẢM XÚC HẠNH PHÚC 😙

Hạnh phúc là một trong những cảm xúc tích cực, nó sẽ giúp con người cảm thấy hài lòng, dễ dâng trào cảm xúc và tạo ra hành động.

– Chúng ta hạnh phúc khi làm cho người mình yêu vui vẻ

– Chúng ta hạnh phúc khi thấy ba mẹ cười

– Chúng ta hạnh phúc khi chúng ta đạt được các giá trị tinh thần (gọi là đam mê ấy)

– Chúng ta hạnh phúc khi… có thể làm mọi điều mà chúng ta thích, thoát khỏi cuộc sống gò bó hằng ngày.

– Chúng ta hạnh phúc khi … tâm hồn chúng ta thanh thản, hay đơn giản là cuối ngày về nhà, được ngâm mình vào bồn tắm —> hạnh phúc

– ….

Lưu ý: sau những dòng checklist, Minh luôn để thêm 1 dòng -…, ý nghĩa của dòng này là những checklist trên vẫn còn có nhiều checklist tiếp theo, và những checklist đó là do chúng ta tự thân vận động và sáng tạo.

Trong những niềm hạnh phúc thì có lẻ tình yêu là một trong những thứ khiến con người hạnh phúc nhất, tình yêu thương cha mẹ, người yêu, gia đình, con cái, đồng bạn, tri kỷ v.v…. Trong cảm xúc hạnh phúc thì Minh chia nó ra những cung bậc:

– Ngưỡng mộ

– Thỏa mãn

– Yêu – thích

– Đồng cảm

Content có thể triển khai

– Storytelling: có 8 tỉ bộ truyện ngôn tình trên thế giới, và lượng phim nói về tình yêu cũng chiếm hơn phân nữa các bộ phim mà chúng ta hay xem —> storytelling hoàn toàn có thể khiến con người cảm thấy hạnh phúc… hoặc có thể là sad ending, buồn bã.

– Các dạng Video viral như các clip của Thái

– Các dạng Confession happy ending (cũng là 1 dạng storytelling)

– Các yếu tố tình yêu được chèn vào bài viết bán hàng hoặc quảng cáo (Người yêu bạn sẽ rất hạnh phúc nếu…. không chỉ là content text, có thể chèn yếu tố hạnh phúc vào video, hình ảnh)

– Các dạng tự sự: “có ai như con bạn thân khác giới 10 năm nhà em không, suốt ngày nó cứ coi confession trong các group sú gà đát đì gì đó rồi nó cứ trêu em… (dạng này nghe cứ như kể khổ nhưng người khác đọc vào lại thấy khá là cute dễ thương)

– …..

CẢM XÚC NGẠC NHIÊN 😱

Loại content này là một trong những dạng content viral khủng nhất chỉ thua mấy content drama, bóc phốt (theo Minh thấy thì vậy), nó tạo cho người ta một cảm giác “tích cực mạnh” và thú vị tới mức họ sẵn sàng lấy cái link gửi ngay vào inbox hoặc tag bạn bè họ vào ngay lập tức. Dạng này thì nó hơi càn sáng tạo một chút.

Phân tích insight khách hàng qua 24 cung bậc cảm xúc Trong Content Marketing

– Chúng ta bất ngờ khi thấy một điều gì đó khác thường (ví dụ dùng máy xay sinh tố xay cái iphone, xay cục bida – blend all”

– Chúng ta cảm thấy shock khi thấy người ta để mấy chục cái iphone lên bàn rồi lấy búa đập…

– Chúng ta cảm thấy kinh ngạc khi một người có thể đút tay vào bình nước sôi 100 độ

– Chúng ta cảm thấy thú vị khi thấy một câu nói hài hước

– …..

Trong loại cảm xúc này chia thành các dạng

– Shock

– Bất ngờ

– Kinh ngạc

– Thú vị

Với dạng này thì nó không có một dạng bài viết quy chuẩn nào cả, nó là một dạng “tố chất” – sáng tạo và tìm ra những điều khác thường, với loại này thì Minh có thể đưa ra một vài ý tưởng như:

.

– Hãy tạo ra những thứ mà họ “không thường xuyên được thấy”: vd như sao băng (đăng ảnh thấy sao băng đảm bảo 100 like)

– Hãy tạo ra những thứ “trái ngược với lẽ thường”, ví dụ như 1 người có thể viết được cả 2 tay

– Hãy tạo ra những thứ mà “người bình thường không thể làm được”, ví dụ như plank 30 phút liên tục ,

– Hãy tạo ra những thứ “có số lượng lớn”, 1 cuốn ebook thì chẳng ai đọc, nhưng 1000 cuốn ebook về 1 chủ đề thì lại cần.

– Hãy tạo ra những thứ mang lại cảm giác “đột ngột”, ví dụ như mấy clip đang xem được 2p bth tự nhiên có con ma nhảy ra nè

– Hãy tạo ra những nội dung dạng như câu chuyện kì bí….

– Hãy tạo ra những nội dung dạng như “before – after”

– …..

CẢM XÚC HI VỌNG 💐
Có bao giờ bạn cảm thấy khíu chọ khi phải chờ tới tuần sau bộ phim hàn quốc của mình mới ra được thêm 2 tập không? Không biết nhân vật A có làm gì B không, không biết tập đoàn C có bị trừng phạt khi động tới gia đình của nam chính không…. Chúng ta luôn có một cảm giác mãnh liệt khi cảm xúc đột nhiên bị ngắt quảng, hoặc chúng ta khó chịu khi một điều gì đó tưởng chừng đã đến nhưng lại phải chờ đợi… đó là cảm xúc “hi vọng
.
Trong cảm xúc hi vọng thì mình lại có các cung bậc như:
– Chờ đợi
– Khao khát
– Tin tưởng
– Đua đòi
Dạng này thì hơi khó đối với những người mới hoặc người chưa có độ uy tín thương hiệu cao, hoặc là bạn phải rất uy tín, hoặc là bạn sản phẩm của bạn phải cực kì tuyệt vời… Chúng ta có thể viết các dạng bài như:
– Dạng bài “gợi ý”: Nếu có một sản phẩm ABC mới ra mắt, giá trị cực lớn nhưng giá chỉ … thì liệu có ai muốn trải nghiệm hay mua hông ta …
– Dạng bài mini game, tặng voucher, gift code
– Dạng bài “lợi ích”: Chỉ còn 10 slot cho lớp học content, hoàn toàn miễn phí…
– Dạng bài “serie”: truyện ma mỗi ngày, serie kiến thức, chủ đề….hoặc phốt theo serie cũng hot lắm nha, như chuyện của MC Thanh Bạch
– Dạng bài “show hand”: các dạng bài viết khoe (nên khoe tinh vi) để tạo uy tín, feedback, sống ảo trong không gian trong mơ, kế hoạch – plan (vẽ ra viễn cảnh)
– ….
Lưu ý lần 2: với dạng này thì chúng ta phải có chút tiếng thì nó mới ra miếng !
CẢM XÚC BUỒN BÃ 🙁 
Ai đọc bài trên tường sếp Kỷ chưa...🙁
Nếu ai là fan của nổi buồn chắc chẳng còn lạ gì với những page như D a r k n e s s hay S a d n e s s, mỗi ngày đều phải dạo vài vòng xem những bài viết trên 0 giờ 0 0 phút hay radio 0h để trải lòng sau một ngày làm việc mệt mỏi, tối về chỉ còn nỗi cô đơn.
Nếu ai là fan của sự gặm nhấm cảm xúc buồn bã thì chắc chẳng lạ lùng gì với những bản nhạc chill hop hay đơn giản là bài “lạ lùng” của Vũ, Em còn dùng số này không của Thái Đinh.
Chẳng có người viết truyện ngôn tình nào lại dám bảo không cần cảm xúc cũng có thể viết được, hay chính những đoạn văn này cũng là những cảm xúc mà Minh muốn bộc lộ để nói rằng… hổng có cảm xúc là hổng viết được chữ nào luôn á, nhất là cảm xúc buồn:
– Chúng ta vô tình đọc về một bài viết covid và hàng trăm ngàn người thất nghiệp, chúng ta buồn cho tương lai chúng ta, tương lai đất nước.
– Chúng ta vô tình đọc tin idol của chúng ta nhập viện, chúng ta khóc huhu
– Chúng ta lướt facebook và thấy một bài viết nói về mẹ, chúng ta trải lòng và gọi điện cho mẹ liền
– Chúng ta thấy ảnh một cụ già bán vé số ngồi dưới trời mưa, chúng ta share để người nào đi ngang qua thì giúp cụ
– …..
Hàng trăm loại content về nổi buồn được đăng hàng ngày và chúng ta cứ buồn trong vô thức và thực hiện các hành động like share comment nhưng khoảng tầm 15s tiếp theo thì chúng ta chẳng còn cảm thấy gì cả… vì thực chất nổi buồn được xúc tác từ các bài viết chỉ mang hàm ý điều khiển hành động chứ không đem lại giá trị buồn lâu dài như tâm trạng (bị bồ bỏ thì buồn mấy năm chưa hết). Trong cảm xúc buồn thì nó có các cung bậc:
– Đau khổ
– Trải lòng
– Thương cảm
– Mệt mỏi
Những content marketing thường triển khai với cảm xúc buồn bã
– Dạng content “câu chuyện người cùng khổ”
– Dạng content confession tâm sự (thương cảm cho câu chuyện nhưng cũng vừa gắn liền yếu tố drama thì còn viral dữ nữa)
– Dạng content “câu nói thấm đẫm nỗi buồn”: VD: có những nỗi đau chúng ta có thể thấy và vượt qua nó theo thời gian, có những nỗi đau nó theo chúng ta đến cả một đời (kèm theo đó là ảnh 1 chàng trai đang khóc dưới mưa, nhạc shiloh dynasty vang lên)
– Dạng content “câu chuyện thất bại” VD: đừng vì một phút lầm lỡ mà bị lừa 20tr như mình… chả là…
– Dạng content ” điều mà mình không bao giờ với tới được”
– …..
CẢM XÚC GIẬN DỮ
Cái này là đỉnh cao của viral và hầu như nó chiếm hơn 50% các dạng content viral trên mxh facebook mỗi ngày …. đó là các dạng bài viết Drama, tạo nên sự GIẬN DỮ.
Phân tích insight khách hàng qua 24 cung bậc cảm xúc Trong Content Marketing
Con người hầu như ai nấy đều đang không được sống một cuộc sống mà mình đang mong muốn. Mình muốn đi du lịch, muốn ăn ngon mặc đẹp nhưng hổng có tiền, lương thì bèo bọt, phải đi làm quanh năm suốt tháng, đi làm thì luôn phải nhìn sắc mặt người khác để làm việc, không được sống với con người thật của mình —–> Con người luôn tìm kiếm những cảm xúc đặc biệt để giải tỏa những stress hàng ngày… và cảm xúc tức giận, dẫn dữ là một trong những thứ “dĩ độc trị độc”, làm thỏa mản cảm xúc của con người tốt nhất.
– Có bao giờ bạn coi 1 clip 2 bạn trai trẻ đánh nhau ngoài đường và bạn muốn đi đấm nhau với ai đó chưa?
– Có bao giờ bạn xem 1 clip cha mẹ đánh đập con cái và bạn phẫn nộ x100 lần chưa?
– Có bao giờ bạn thấy người ta đả kích idol mình, hoặc công kích mình bằng bàn phím và bạn cãi nhau chí chóe với họ qua comment chưa?
– ….
Chúng ta đâu thể nào bộc lộ cảm xúc thật của mình ra bên ngoài… nên chúng ta chọn cách bộc lộ những cảm xúc ấy qua nền tảng online, và đó là một trong những lý do những dạng content này luon câu được rất nhiều share và comment. Chúng ta chia Cảm xúc này thành các trạng thái:
– Căm ghét
– Tức giận
– Bực mình
– Thịnh nộ
Những loại nội dung mà chúng ta thường thấy kích thích cảm xúc Giận dữ
– Dạng Content Drama: đánh ghen, bóc phốt, tâm sự loài chim biển…. Ở đây nó có 1 điểm thú vị là có hẳn 1 loại nghề là “nghề viết chuyện Drama”. Đa số chúng ta có thể thấy ở những page tâm sự, group tâm sự lớn như Không sợ chó, Phòng thú tội beat, Phòng bắt ma Beat, Hội hóng chuyện …. Đa số những group này giai đoạn đầu thì không có nhiều thành viên nói ra những câu chuyện của mình lắm, thường là 80% đều là những câu chuyện chế nội dung của đội viết content.
– Dạng Content “Ý kiến trái chiều”: những dạng content thể hiện quan điểm. Ở loại này thì có một dạng content thú vị nữa là dạng “tự nói ra cái ngu của bản than”… Kể về một điều khá vô lý, ai cũng thấy vô lý nhưng với mình thì nó lại đúng và cả cộng đồng lại bâu vào chửi. VD như : Vợ hay chồng, ai rửa bát nấu cơm??? em đi làm về mệt, thằng chồng nó nấu cơm dở ăn chả chịu được, rồi bắt nó rửa chén thì nó cũng làm vỡ….
– Dạng Content “đả kích”: hay nói đúng hơn là dạng gây War.
– Dạng Content “khoe mẽ, làm lố”… cái này thì khỏi nói, siêu ghét,…..
– ….
CẢM XÚC SỢ HÃI 😱
Tiếp theo là một trong những dạng cảm xúc có thể gây “dư luận” khá mạnh. Ví dụ như tin covid dính hơn 100 người ở Đà Nẵng chỉ trong 2 ngày… đùng 1 cái dấy lên nỗi sợ của toàn thể người dân Đà Nẵng… Dĩ nhiên, chúng ta không nên dính vào nhiều cái tin tức thời sự như vậy vì nó dính tới pháp luật. Nhưng kể chuyện ma vào buổi đêm thì hoàn toàn có thể.
– Chúng ta cảm thấy sợ vì một tin tức báo chí
– Chúng ta cảm thấy ghê tởm những hình ảnh gớm ghiếc hoặc nhưng co vật mà chúng ta không thích
– Chúng ta cảm thấy sợ vì coi truyện ma vào lúc 10h đêm
– Chúng ta cảm thấy bất lực khi hay tin xấu từ người khác (ví dụ báo điểm thi đại học chẳng hạn, hoặc deadline sếp giao)
– ….
Đối với loại cảm xúc này thì chúng ta có thể chia ra các cung bậc cảm xúc
– Ghê tởm
– Kinh hãi
– Khiếp sợ
– Bất lực
Có một nghịch lý, càng sợ thì chúng ta càng tò mò và muốn tìm ra kết quả, nó giống như sợ ma mà vẫn thích coi phim ma vậy, những câu chuyện về ma quỷ, UFO, đâm chém người, những kỳ án giết người của Trung Quốc… có hàng nghìn page dạng những câu chuyện này đăng mỗi ngày những vẫn đạt được follow liên tục và trông ngóng hàng ngày :v: Một vài dạng content như:
– Báo chí hot trend, sự kiện
– Tin tức máu me
– Hình ảnh các con vật kì lạ, sự kiện kì lạ trong đời sống
– Các câu chuyện có thật (về cái gì thì hông biết)
– Các loại content thiên về sự ám ảnh (từ hình ảnh, tới cách kể chuyện…)
– …..
CẢM XÚC HỐI HẬN
Loại cảm xúc cuối cùng này thì nó lại đem đến một cảm giác buồn man mác (hơi giống với buồn nhưng nó là hối hận). Chúng ta thường hối hận khi:
– Nghĩ về một chuyện gì đó mà chúng ta chưa làm được trong quá khứ và hiện tại
– Nghĩ về kết quả hiện tại (tồi tệ) do quá khứ đã không cố gắng
– Nghĩ về một hành động đã làm và đem đết kết quả tồi tệ
– Nghĩ về một câu chuyện “nếu như mình… thì ….”
Phân tích insight khách hàng qua 24 cung bậc cảm xúc Trong Content Marketing
Các cung bậc cảm xúc của “hối hận”:
– Hoài niệm
– Thất vọng
– Đố kị
– Buông xuôi
Đối với cảm xúc này thì chúng ta có thể sử dụng các loại nội dung:
– Dạng nội dung “hoài niệm”: vd: nhớ về mái trường xưa với bao nhiêu bạn bè, HCM năm đó,
– Dạng nội dung “cái kết tiêu cực”: vd: phản ảnh cuộc sống tồi tệ nếu chúng ta không làm 1 điều gì đó
– Dạng nội dung “sẽ hối hận nếu…”
– Dạng nội dung ” nếu biết trước thì…”
– Dạng nội dung ” ước gì mình đã làm…”
.......
Nguồn: Leo Minh